Chặn đứng tình trạng 90% số xe quá tải Tp. Hải Phòng
Từ đầu năm 2018 đến nay, công tác kiểm soát tải trọng xe tại Hải Phòng đạt hiệu quả cao khi được các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đồng bộ, kết hợp tốt giữa trạm cân điện tử cố định và cân di động của Công an thành phố và Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT). Theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải, lượng xe quá tải hoạt động trên địa bàn Hải Phòng còn rất ít và vi phạm quá tải ở mức thấp.
Kiểm soát liên tục trên các tuyến đường trọng điểm
Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Nguyễn Đức Chi cho biết, công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn thành phố của lực lượng Thanh tra giao thông (TTGT) được tiến hành bằng nhiều cách. Trên tuyến quốc lộ (QL) 5 và QL10, TTGT duy trì 2 trạm cân tải trọng cố định tại huyện An Dương và huyện Tiên Lãng. Các trạm này đều hoạt động 24/24 giờ mỗi ngày và 7 ngày trong tuần. Tại trạm cân cố định, luôn duy trì lực lượng bảo đảm 3 tiêu chí: phát hiện kịp thời, cân xe theo quy định, lập biên bản xử lý tại chỗ. Quá trình cân xe và xác định tải trọng được ghi lại qua camera giám sát, truyền trực tiếp về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Ngoài 2 trạm cân cố định, 4 đội TTGT phụ trách các địa bàn trong thành phố tổ chức kiểm soát tải trọng trên những tuyến tỉnh lộ và đường huyện. Các đội TTGT thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, sử dụng cân xách tay di động để kiểm tra phương tiện. Đồng thời tổ chức kiểm tra tại các đầu mối xuất hàng như bến cảng, kho, nhà máy... vừa ngăn chặn xe quá tải từ đầu mối, vừa kiểm tra được các phương tiện chở quá khổ, quá tải, tự ý thay đổi kích thước thùng thành xe và quá hạn kiểm định, chở vật liệu không che phủ bạt. Từ đầu năm đến hết tháng 10-2018, lực lượng TTGT kiểm tra gần 17.000 lượt phương tiện, phát hiện 451 xe vi phạm, xử phạt 3,3 tỷ đồng, tước 136 giấy phép lái xe. Trong đó riêng tháng 10-2018 tổ chức kiểm tra 2.137 lượt xe, phát hiện 22 xe vi phạm, thu phạt nộp Kho bạc Nhà nước 241 triệu đồng, tước 16 giấy phép lái xe.
Công tác kiểm soát tải trọng xe được lực lượng CSGT của Công an thành phố triển khai thường xuyên, liên tục. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, từ đầu năm 2018 đến nay, lực lượng CSGT lập biên bản xử lý hơn 200 trường hợp vi phạm về chở quá tải, phạt tiền theo lỗi khoảng 3,5 tỷ đồng.
Với sự vào cuộc tích cực của Sở GTVT và Công an thành phố, công tác kiểm soát tải trọng xe tại Hải Phòng luôn đạt hiệu quả cao, bảo đảm xử lý đúng lỗi, hạn chế hơn 90% số xe quá tải để bảo vệ hạ tầng giao thông đường bộ, ngăn ngừa tai nạn giao thông và tạo bình đẳng trong kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải. Qua kiểm soát, số xe và lái xe vi phạm trong tổng số xe kiểm tra tải trọng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Không những thế, tình trạng xe chở quá tải với số lượng “khủng” còn rất ít, chủ yếu là vi phạm quá tải ở mức trên 10% đến dưới 30%, một số xe dưới 50%...
Cần sự vào cuộc của doanh nghiệp, chính quyền địa phương
Thực tế cho thấy, tuy triển khai kiểm soát tải trọng rộng rãi trên toàn thành phố, nhưng tình trạng xe quá tải chưa chấm dứt hoàn toàn qua kết quả xử phạt. Tuy nhiên, nhìn nhận khách quan, rất ít lái xe, chủ doanh nghiệp thông đồng với việc chở quá tải mà chủ yếu liên quan đến việc xếp hàng hóa không đều, dẫn đến quá tải trọng trục xe, cho dù cả xe không quá tải. Có nhiều trường hợp xe được phép chở 30 tấn, khi cân chỉ có 24 tấn, nhưng do xếp hàng hóa không hợp lý, bị lệch theo trục, dẫn đến quá tải trọng trục xe, quá tải trọng của cầu đường, ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông. Theo ông Nguyễn Đức Chi, lực lượng TTGT ngoài việc kiểm soát tải trọng còn tổ chức các đợt tuyên truyền, vận động và hướng dẫn doanh nghiệp xếp hàng hóa lên xe theo quy định của Bộ GTVT.
Ngoài việc xe bị xử phạt về quá tải trọng trục, có nhiều xe bị quá tải ở mức thấp. Theo quy định, các xe chở hàng khô được phép quá tải dưới 10% và chở chất lỏng được phép quá tải đến dưới 20%. Đây là hệ số đã được Bộ GTVT tính toán nhằm bảo đảm công bằng và tránh sơ suất trong việc bốc xếp hàng hóa. Cụ thể, đối với những xe chở hàng khô được phép chở đến 30 tấn, cộng thêm 10% là 33 tấn được coi không bị quá tải, tuy nhiên nếu xe chở 34 tấn thì sẽ bị phạt theo quy định từ 10% đến dưới 30%, cả lái xe và chủ doanh nghiệp đều bị xử phạt. Đây là lỗi chủ yếu do vô tình hoặc không kiểm soát hết, dẫn đến còn tình trạng xe quá tải.
Bên cạnh những trường hợp vô tình vi phạm, còn có lái xe cố tình vi phạm. Các xe này rời cảng rồi “chui” vào trong các kho, bãi, dồn hàng hóa từ 3 xe xuống 2 xe ung dung chạy ngoài đường, lựa khi trời tối hoặc vào giữa trưa. Cách chạy trên đường của xe này là đi làn trong cùng sát với xe khác và luôn duy trì tốc độ cao để gây khó khăn cho việc phát hiện cũng như dùng phương tiện của các cơ quan chức năng. Nhiều trường hợp vi phạm kiểu này bị TTGT và CSGT phát hiện, song vẫn chưa triệt để, cần có sự vào cuộc của chính các kho bãi và chính quyền địa phương.
Kiểm soát tải trọng xe để bảo vệ hạ tầng giao thông, trạm cân xe tải giảm thiểu tai nạn giao thông và tạo bình đẳng cho các doanh nghiệp vận tải. Đây là mục tiêu Hải Phòng và cả nước đang hướng đến. Vì vậy, kiểm soát tải trọng xe không chỉ duy trì thường xuyên mà còn tiến hành đồng bộ, quyết liệt. Các doanh nghiệp vận tải cần cam kết và có các biện pháp chấn chỉnh ngay việc chở quá tải sau khi nhận được thông báo của cơ quan chức năng.
Tin cập nhật tự động theo Báo Hải Phòng
Tìm hiểu Pháp luật - luật giao thông đường bộ
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe thì trọng tải hàng hóa là 2 tấn 500 kg. Khi đang tham gia giao thông trên đường thì đột nhiêu bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để cân trọng tải của xe và yêu cầu xuất giấy tờ. Khi cân trọng tải hàng hóa thì ra kết quả trọng tải hàng hóa là 2 tấn 700 kg?
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe thì trọng tải hàng hóa là 2 tấn 500 kg. Khi đang tham gia giao thông trên đường thì đột nhiêu bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để cân trọng tải của xe và yêu cầu xuất giấy tờ. Khi cân trọng tải hàng hóa thì ra kết quả trọng tải hàng hóa là 2 tấn 700 kg?
Mức xử phạt hành chính đối với lỗi vi phạm chở quá tải trọng cho phép ?
Xử phạt xe quá tải trọng
Hỏi về trách nhiệm nộp phạt khi chạy xe quá tải ?
1. Vậy Luật sư cho tôi hỏi cảnh sát giao thông yêu cầu tôi dừng xe và kiểm tra giấy tờ là đúng hay sai?
2. Tôi có bị phạt vì chở hàng hóa quá tải không?
Cảm ơn sự tin tưởng của các bạn vào dịch vụ tư vấn của công ty Luật Minh Khuê.
Luật sư trả lời
Thứ nhất: việc dừng phương tiện
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông thì việc cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong các trường hợp sau:
"2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông."
Vây, ngoài các trường hợp nêu trên thì việc dừng phương tiện đều trái quy định của pháp luật. Vậy khi đang vận tải trên đường thì cảnh sát giao thông muốn dừng phương tiện để kiểm tra trọng tải hàng hóa thì phải có căn cứ theo quy định của pháp luật nêu trên. Vậy, dựa vào thông tin bạn cung cấp thi chúng tôi chưa thể kết luận rằng việc cảnh sát giao thông dừng xe là đúng hay sai.
Thứ hai: Về vấn đề chở hàng quá tải
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì:
"2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;
b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;
c) Chở người trên thùng xe trái quy định; để người nằm, ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;
d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải theo quy định, trừ xe taxi tải."
Vậy, trong trưởng hợp này thì trọng tải hàng hóa vượt là 8% thì đối chiếu theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hành vi này không bị xử phạt hành chính vì hàng hóa vượt trọng tải trên 10% mới bị xử phạt vi phạm hành chính.